5 yếu tố người Mỹ dạy con từ thuở mầm non, nếu lĩnh hội được đứa trẻ nào cũng trở thành thiên tài
Tại Mỹ, nơi nền giáo dục được coi là hiện đại và tiên tiến bậc nhất trên thế giới, giáo dục trẻ mầm non được đặc biệt coi trọng, vì đây là nền móng, là bước đệm để con trẻ hình thành nhân cách, tư duy.Một nhà khoa học đoạt giải Nobel khi được hỏi, ông học được những kiến thức khiến ông trở nên vĩ đại như vậy ở đâu? Ông đã trả lời rằng: Nơi tôi học được nhiều nhất đó là trường mầm non, vì ở đó người ta dạy tôi cách biết tuân thủ các quy định, biết nói xin lỗi khi mình sai. Người sáng lập Microsoft, Bill Gates - "Năm năm đầu tiên đặt nền móng rất nhiều cho 80 năm sau này". Rõ ràng giáo dục trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình phát triển nhân cách của trẻ. Tại Mỹ, nơi nền giáo dục được coi là hiện đại và tiên tiến bậc nhất trên thế giới, giáo dục trẻ mầm non được đặc biệt coi trọng, vì đây là nền móng, là bước đệm để con trẻ hình thành nhân cách, tư duy.1. Dạy trẻ từ tính tự lập
Người Mỹ rất coi trọng tinh thần độc lập, tự lực cánh sinh của mỗi người, dù là trẻ em hay là người trưởng thành sự độc lập là yếu tố quan trọng. Vì vậy, ngay từ khi trẻ còn bé, thường từ 1 tuổi trở lên, họ đã bắt đầu dạy cho trẻ các kỹ năng đầu tiên thể hiện tính tự lập như tự phục vụ bản thân.
Các kỹ năng tự phục vụ của trẻ bao gồm: đánh răng, rửa mặt, chải đầu, ăn cơm, buộc dây giầy, mặc quần áo, cài cúc áo, kéo phéc-mơ-tuya,… Ở Mỹ, bạn sẽ không bao giờ bắt gặp hình ảnh các bà mẹ chạy theo một đứa trẻ để cho nó ăn từng miếng một vì tự phục vụ bản thân chính là thể hiện cao nhất của tính tự lập.2. Dạy trẻ sự lễ phép
Tại các trường mầm non ở Mỹ, ngoài việc khơi mở trí lực giai đoạn đầu cho trẻ, người ta rất coi trọng việc dạy cho trẻ các quy tắc lễ nghi. Yêu cầu đối với mỗi em là phải nghe theo lời chỉ bảo của các giáo viên, học cách tham gia các hoạt động tập thể cùng với những học sinh khác. Trẻ mầm non đều được giáo dục phải biết nói những điều cơ bản "xin lỗi", "cảm ơn", "không có chi", biết chào hỏi mọi người "xin chào", "tạm biệt"... Điều này đã trở thành một hành vi tự giác của trẻ.
Ở độ tuổi mẫu giáo, những điều trẻ học được không phải là những lý giải mà là những mô phỏng. Vì thế, nếu như những thầy cô giáo ở trường có thái độ không tốt đối với trẻ, chúng sẽ học theo các thầy cô, đối xử không tốt với bạn bè và người xung quanh. Nói cách khác, hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý cũng như sự hình thành tính cách của trẻ. Do đó, những giáo viên mẫu giáo ở Mỹ đều phải thông qua những yêu cầu rất nghiêm ngặt về trình độ. Bên cạnh yêu cầu trình độ cử nhân trở lên, những giáo viên này còn phải thông qua một chương trình tập huấn chuyên nghiệp và đạt được "Chứng chỉ giáo viên mẫu giáo" hoặc "Chứng chỉ giáo viên tiểu học". Những năm gần đây, một số bang của Mỹ còn đưa ra yêu cầu trình độ tối thiểu là thạc sỹ đối với các giáo viên ở trường mẫu giáo.3. Sự tôn trọng
Mỹ là một đất nước tôn trọng sự tự do cá nhân, việc tôn trọng trẻ em không chỉ vì chúng nhỏ tuổi, cần sự ưu ái, quan tâm, chăm sóc mà còn vì trong quan niệm của họ, mỗi đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính và những mong muốn độc lập của mình. Bất kể là bố mẹ hay thầy cô giáo đều không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của chúng. Đặc biệt là trẻ em, sau này trưởng thành, cha mẹ hay thầy cô không thể thay thế chúng quyết định hay lựa chọn mà chỉ là tư vấn đưa ra các lời khuyên, còn chính bản thân mỗi người sẽ phải có quyết định và tự chịu trách nhiệm với những quyết định của mình.4. Học thuật
Tại Hoa Kỳ, kỹ năng đọc được giới thiệu cho trẻ từ rất sớm. Tuy nhiên, chương trình học rất đa dạng và phong phú. Các trường mầm non đều khuyến khích các bé đọc sách và khuyến khích phụ huynh đọc sách cho bé nghe 20 phút mỗi ngày để giúp hình thành thói quen đọc sách và tinh thần ham học hỏi, khám phá thế giới xung quanh.Đồng dao rất quan trọng cho trẻ nhỏ vì nó giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ. Cả đồng dao và nhịp điệu giúp trẻ lắng nghe âm thanh và âm tiết của từ, giúp trẻ học đọc sau này. Hơn nữa, trẻ nắm bắt được việc sử dụng các biến âm, phát triển nhận thức ngữ âm, học cách dùng mẫu và trình tự, để có lợi thế về ngôn ngữ mới, đọc hiểu và toán học sau này. Trong cuốn sách "Reading Magic" - cuốn sách của tác giả có sách trẻ em bán chạy nhất Mem Fox chỉ ra rằng trẻ thuộc 8 bài đồng dao lúc 4 tuổi thường đọc rất sõi khi trẻ lên tám.5. Tính kỷ luật
Tính kỷ luật rất cần thiết bao gồm các quy tắc sẽ được điều chỉnh trong suốt quá trình. Điều quan trọng là khi đặt ra các quy tắc, giáo viên hay phụ huynh cần phải đảm bảo việc thực thi các quy tắc đã đề ra. Theo kinh nghiệm, thầy Alex khuyên phụ huynh nên kiên trì trong việc này bù lại kết quả thu được cũng rất xứng đáng với những gì bỏ ra, trước tiên hãy đảm bảo các quy tắc ở nhà trường hay tại gia đình phải đảm bảo tính an toàn, cho phép trẻ phân biệt sự đúng sai và phải phù hợp với độ tuổi của trẻ. Khi trẻ hiểu rằng không thể được phép làm tất cả các điều mình muốn, khi bị từ chối trẻ sẽ nhận ra được các giới hạn và khuôn khổ cho phép. Tính kỷ luật còn giúp trẻ hòa nhập tốt hơn vào cuộc sống và xã hội .
Áp dụng một cách nhất quán và phù hợp, nhưng giáo viên và phụ huynh không nên rơi vào cái bẫy tạo ra quy tắc quá cứng nhắc, mang tính áp đặt trong một bầu không khí tiêu cực thường xuyên và không có sự tôn trọng cùng những lời mỉa mai khó nghe sẽ làm tổn hại tới sự phát triển của trẻ, làm trẻ sợ hãi và rụt rè.