6 điều trong phương pháp dạy con của người Nhật sẽ khiến bạn bất ngờ.
Phương pháp dạy con của người Nhật là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên nét độc đáo trong “tinh thần và con người Nhật Bản”. Nhiều người cho rằng, chính tinh thần kiên cường và yếu tố con người đã giúp Nhật Bản trải qua những năm tháng kiệt quệ trong đống tro tàn từ các cuộc chiến tranh và những thảm họa thiên nhiên trở thành một cường quốc có nền kinh tế – văn hóa – giáo dục phát triển bậc nhất trên Thế giới.- Dạy con tự lập từ nhỏ
Tại đất nước “Mặt trời mọc”, trẻ em 3 tuổi đã được bố mẹ hướng dẫn cách tự ăn, tự mặc quần áo và vệ sinh cá nhân để chúng không bị phụ thuộc vào phụ huynh trong các hoạt động thường ngày. Lớn tuổi hơn nữa, trẻ còn được dạy cách tự hỏi đường và đi học một mình, biết cách chăm sóc cho em và phụ giúp bố mẹ việc nhà.Trẻ em Nhật được bố mẹ tôn trọng các quyết định ngay từ nhỏ, từ việc ăn gì, mặc quần áo gì đến trường hay đặc biệt hơn là tôn trọng sở thích và đam mê của trẻ. Bố mẹ Nhật cho rằng như thế trẻ sẽ năng động sáng tạo hơn, chủ động trao đổi, tâm sự hoặc tranh luận thông minh với người lớn. Đây là cơ hội tốt để trẻ tự ý thức và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong tương lai. Tạo cho trẻ thói quen tự lập và chủ động từ bé là nét nổi bật nhất trong phương pháp dạy con của người Nhật.
- Khi trẻ hình thành một thói quen xấu, lập tức sửa ngay và không bao giờ thỏa hiệp với con
Ngay khi nhận thấy con mình đang dần hình thành một thói quen xấu như không chịu ăn cơm, không chịu làm bài tập hay nói dối, mẹ Nhật sẽ lập tức tìm cách sửa sai cho con mà không để con lặp lại hành vi đó lần tiếp theo.Mặc dù cho trẻ tự lập ra quyết định cho mình nhưng cha mẹ Nhật vẫn luôn đặt con trong một khuôn khổ nhất định. Cha mẹ Nhật không bao giờ trao đổi với con về lợi ích ngắn hạn để bỏ đi một thói quen xấu. Ví dụ, nếu trẻ không chịu ăn, cha mẹ Nhật sẽ không thỏa hiệp cho con xem tivi hay sử dụng điện thoại di động chỉ để trẻ ăn tiếp. Hay dù trẻ mè nheo, khóc lóc, mẹ Nhật sẽ không vì để trẻ ngừng khóc mà đáp ứng ngay nhu cầu cho con.
- Không bao giờ la mắng trẻ
Cha mẹ Nhật Bản rất kiên nhẫn trong việc giáo dục con mình. Việc tạo ra thói quen tự lập ngay từ sớm cho trẻ không phải là một điều dễ dàng mà cần cả một quá trình hình thành lâu dài. Khi trẻ chưa tự làm được ngay, mẹ Nhật không la mắng mà nhẹ nhàng hướng dẫn con lại từ đầu. Việc la lắng hay quát trẻ chỉ khiến trẻ cảm thấy tự tin hay thậm chí là sợ hãi khi đối diện với cha mẹ trong các lần tiếp theo.
Cha mẹ Nhật còn thường xuyên động viên và khen ngợi con cái khi cần. Khi trẻ làm được những việc thường ngày như tự giặt quần áo, tự chuẩn bị cơm trưa, mẹ Nhật sẽ khen “Ai mà giặt quần áo sạch thế nhỉ” hay “Cơm sắp ngon bằng cơm mẹ nấu rồi đấy”. Mẹ Nhật sẽ hạn chế khen con giỏi để trẻ không tự phụ hay quá tự tin về bản thân mình mà không cố gắng sau này.
- Dạy chữ cho trẻ càng sớm càng tốt
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, việc học chữ từ sớm đối với trẻ có tác động đến việc phát triển trí não của trẻ, đặc biệt là với hệ chữ tượng hình. Chính vì thế, cha mẹ Nhật cũng ưu tiên dạy chữ cho con từ nhỏ để chúng sớm tiếp cận được với những kiến thức đời sống và khoa học. Việc dạy chữ cho trẻ song hành với việc tạo cho trẻ thói quen và tinh thần chủ động và tự giác trong học tập ngay cả khi chưa đến trường.
- Giáo dục trẻ một cách toàn diện
Không chỉ dừng lại ở việc cho trẻ đến trường để học kiến thức, cha mẹ Nhật còn khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoại khóa và dã ngoại. Trẻ được học cách trồng cây và thu hoạch như người nông dân, được tự do khám phá những điều kỳ thú trong tự nhiên, và được dạy các kỹ năng cần thiết để sinh tồn và thích nghi với môi trường sống.Bên cạnh đó, các kỹ sinh như sơ tán khi có đám cháy xảy ra, cách ứng phó khi có động đất, sóng thần cũng được chú trọng. Trẻ còn được dạy cách kiềm chế nỗi sợ và bình tĩnh xử lý trong các tình huống bất thường.
- Kỹ năng giao tiếp ứng xử
Kỹ năng giao tiếp và ứng xử với gia đình và xã hội là một trong những điều được chú trọng nhất trong nền văn hóa tại xứ sở hoa anh đào. Người Nhật chú trọng kỹ năng giao tiếp và tập trung giáo dục cho trẻ ngay từ khi trẻ bắt đầu biết nói. Những bài học đầu tiên là cách chào, cách nói lời cảm ơn và lời xin lỗi, sau đó là các quy tắc ứng xử với gia đình, tại trường học hay tại nơi công cộng.Với mỗi quy tắc giao tiếp ứng xử, người Nhật cũng có những quy định riêng. Ví dụ như khi chào hỏi trẻ được giải thích rõ tại sao phải cúi chào cho đến cách thức cúi chào. Theo đó, thường có 2 tư thế chủ yếu là ngồi và đứng cúi đầu chào. Khi đứng chào cần phải thẳng lưng và chân để thể hiện sự tôn trọng người khác và tính cách thẳng thắn của mình. Khi ngồi, hai đầu gối chân phải khép vào với nhau, úp sát mu bàn chân xuống sàn nhà và hai bàn tay đặt xuống sàn khi cúi chào.
Với cha mẹ Nhật Bản, con cái của họ cần phải được giáo dục nghiêm túc ngay từ đầu. Có nhiều phương pháp dạy khác nhau tuy nhiên có những điều là cốt lõi trong việc dạy trẻ