8 SAI LẦM KHI XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ
Khi nói đến xây dựng mạng lưới, bạn phải chủ động. Đừng đợi cho đến khi số phận mang đến cho bạn một cơ hội kết nối mạng lưới mới; hãy tự tìm kiếm chúng.Nhưng có cách để giúp cho việc xây dựng mạng lưới trở nên đơn giản hơn đấy! Nó bắt đầu bằng việc nhìn lại thói quen phát triển mạng lưới hiện tại của bạn và tìm hiểu xem bạn có thể mắc lỗi ở đâu. Connector không nói về những sai lầm rõ ràng, chẳng hạn như bạn nói chuyện quá gần mặt ai đó hoặc không mặc quần áo chỉnh chu. Connector đang nói về những sai lầm tinh vi hơn mà bạn có thể không biết là mình đang mắc phải.
1) Bạn chờ cho đến khi bạn cần xây dựng mạng lưới nhất.
Rất nhiều người bỏ bê việc xây dựng mạng lưới cho đến khi họ tuyệt vọng – có lẽ họ đã mất việc vì họ đang cần đổi công việc, hoặc họ đang đăng ký học cao học và cần lời khuyên,tìm tài liệu tham khảo. Đúng là rất khó để ưu tiên xây dựng các mối quan hệ khi bạn không có mục tiêu cụ thể nhưng nếu bạn liên tục làm những việc giúp xây dựng mạng lưới của mình – ngay cả khi bạn đã có công việc mơ ước – thì mạng lưới vẫn rất hữu ích khi bạn cần nó nhất.
Khi nói đến xây dựng mạng lưới, bạn phải chủ động. Đừng đợi cho đến khi số phận mang đến cho bạn một cơ hội kết nối mạng lưới mới; hãy tự tìm kiếm chúng.
“Hãy chọn một giờ mỗi tuần trên lịch của bạn chỉ để tập trung vào việc mở rộng mạng lưới.” Katie Burke, Phó Chủ tịch Văn hóa và Trải nghiệm của HubSpot, đã viết trong bài viết của cô ấy về xây dựng mạng lưới.
“Hãy hỏi một người bạn xem người thú vị nhất mà họ biết là ai và đi gặp họ. Gửi email cho tác giả có nội dung blog bạn yêu thích kèm theo nhận xét hoặc câu hỏi cụ thể về công việc của họ. Hãy kết nối lại với một đồng nghiệp cũ mà bạn luôn ngưỡng mộ. Đôi khi, một số cuộc trò chuyện sẽ chẳng dẫn đến đâu nhưng nhiều cuộc trò chuyện sẽ tạo ra những ý tưởng, sự kết nối và sự sáng tạo mới, vì vậy, rất đáng để bạn bắt đầu hành động kết nối dù đó là một ngày bận rộn”, cô nói thêm.
2) Bạn không duy trì thương hiệu cá nhân của mình.
Khi kết nối với những người mới, bạn không thể tránh khỏi việc họ sẽ tìm kiếm bạn trên mạng sau đó xem những gì bạn đã làm. Họ sẽ xem hồ sơ LinkedIn, trang Twitter và các bài đăng trên blog của bạn. Họ thậm chí có thể Google tên bạn. Và khi họ làm vậy, bạn sẽ muốn có thông tin tốt, tích cực, thú vị và chu đáo về mình xuất hiện trên mạng.
Đó là lý do tại sao, ngoài việc thường xuyên tìm kiếm các kết nối mới, điều quan trọng là bạn phải liên tục phát triển thương hiệu cá nhân trực tuyến. Điều đó có nghĩa là luôn cập nhật hồ sơ trên mạng xã hội (như LinkedIn) và thường xuyên đăng các bài báo và bình luận thú vị, có liên quan lên các tài khoản mạng xã hội của bạn vì nó cũng được xem như những câu trả lời tử tế khi mọi người nhắn tin, gửi email hoặc tweet về bạn, bạn cũng có thể viết bài trên blog của công ty, trên blog của khách hàng và ấn phẩm khác để nhận được sự hiển thị thương hiệu cá nhân thông qua các earned media
3) Bạn ngại tham gia các sự kiện kết nối một mình.
Ngay cả những người hướng ngoại cũng không thích đến các sự kiện và hội nghị kết nối một mình. Bạn sẽ cảm thấy lo lắng khi đứng một mình, tự hỏi tại sao những người khác dường như đã biết nhau trước thì phải.
Đồng nghiệp Amanda Zantal-Wiener nói với tôi: “Trong một thời gian dài, tôi không bao giờ muốn tham gia các sự kiện kết nối một mình. Nhưng cuối cùng, tôi nhận ra hai điều: 1) Khi tôi đi cùng một người mà tôi đã biết, điều đó sẽ hạn chế các cuộc trò chuyện mà tôi có; và 2) nếu tôi tham gia sự kiện với suy nghĩ rằng tôi là người sẽ bắt đầu một cuộc trò chuyện với bất kỳ ai, nó thực sự khá hiệu quả.”
Để có được sự tự tin tiếp cận mọi người và tham gia vào các cuộc trò chuyện thì bạn chỉ cần chuẩn bị sẵn sàng. Lời khuyên của tôi là? Hãy tiếp cận mọi sự kiện bạn tham dự bằng kế hoạch trò chơi, bắt đầu bằng việc xem qua các diễn giả và / hoặc danh sách khách mời và xác định những người bạn muốn trò chuyện cùng. Sau đó, hãy thử thách bản thân kết nối với từng người trong số họ. Mọi người sẽ sẵn sàng nói chuyện với bạn – đặc biệt nếu bạn là người đầu tiên chào hỏi.
4) Bạn không chuẩn bị trước.
Chuẩn bị cho các sự kiện, hội nghị và cuộc họp không chỉ có nghĩa là mang theo một chồng danh thiếp mới in. Nếu bạn biết những người sẽ tham dự hoặc phát biểu tại một sự kiện mà bạn biết rằng mình muốn gặp gỡ, thì bạn nên nghiên cứu về họ trước. Khi đã nghiên cứu, bạn có thể bỏ qua cuộc nói chuyện nhỏ và bắt đầu ngay với cuộc trò chuyện có ý nghĩa mà bạn đã chuẩn bị ngay từ đầu.
Burke nói: “Thời gian là tài nguyên quý giá nhất mà mọi người có thể cho bạn, vì vậy hãy tôn trọng nó. Hãy nghiên cứu trước về chức danh của [người đó], lý lịch, địa chỉ email, phương thức liên lạc ưa thích của họ – ví dụ: không bao giờ gọi cho Dharmesh, anh ấy đã nói rõ rằng anh ấy ghét điện thoại – và lịch sử nghề nghiệp của họ. Bằng cách đó, các cuộc trò chuyện qua email, điện thoại hoặc gặp trực tiếp sẽ được tập trung vào lời khuyên mà bạn cần trợ giúp, chủ đề bạn muốn biết hoặc tổ chức bạn muốn tìm hiểu thêm.”
Ngoài việc chuẩn bị sẵn sàng các câu hỏi, hãy chuẩn bị cả câu trả lời cho các câu hỏi mà họ sẽ hỏi bạn. Hãy thực hành cách nói chuyện của riêng bạn, cũng như trả lời các câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp của bạn.
5) Bạn không tiếp tục thăm hỏi bằng những thông điệp cá nhân.
Bạn đến một sự kiện, nói chuyện với ai đó rất tuyệt vời và trao đổi danh thiếp trước khi ra về. Quá tuyệt! Nhưng chưa xong đâu. Đồng nghiệp của tôi, Aja Frost, nói rằng việc chỉ xong khi bạn tiếp tục thăm hỏi bằng một thông điệp cá nhân nào đó, nếu không, bạn có nguy cơ không bao giờ nói chuyện với người đó nữa – và đánh mất một kết nối có ý nghĩa.
Đó là lý do tại sao bạn nên tiếp tục mọi cuộc trò chuyện tuyệt vời bằng một email hoặc tin nhắn cảm ơn được cá nhân hóa và thể hiện được sự chu đáo.
Hoặc, bạn có thể gửi một cái gì đó đơn giản như một tin nhắn ngắn cùng với lời mời kết nối trên LinkedIn:
“Chào Shannon, thật vui khi được gặp anh tối qua! Tôi rất thích nghe về dự án thiết kế mà anh đang thực hiện. Bản thân tôi là một nhà thiết kế đầy tham vọng, vì vậy tôi muốn kết nối và theo dõi công việc của anh.”
Một tin nhắn như thế này mang lại cho người nhận sự yên tâm rằng bạn là người mà họ nên có trong mạng lưới của họ và là một điểm khởi đầu để bắt đầu một cuộc thảo luận.
Nếu người đó đã đưa ra một số gợi ý cho dự án hoặc sự nghiệp của riêng bạn, hãy tiếp tục để cho người ấy biết tình hình đang diễn ra như thế nào – và sau đó, liệu những đề xuất của người ấy có phù hợp hay không
Meo: Hãy chuẩn bị cho mình một cuộc trò chuyện quan trọng tiếp theo bằng cách xây dựng cầu nối trước khi nói lời tạm biệt. Benjamin Akande, hiệu trưởng Trường Kinh doanh & Công nghệ George Herbert Walker của Đại học Webster, gợi ý rằng hãy hỏi mọi người xem họ đang làm gì ngay bây giờ, ghi chủ lại và đề cập đến nó khi bạn bắt đầu cuộc trò chuyện tiếp theo.
Nếu bạn có tính hay quên những chi tiết nhỏ hoặc phải gặp gỡ nhiều người khác nhau cùng một lúc thì hãy dùng cách dễ dàng hơn như viết một hoặc hai ghi chú vào danh thiếp mà mọi người đưa cho bạn hoặc ghi chú lại trên điện thoại của bạn.
6) Bạn không thể có cuộc trò chuyện tiếp theo – vì bạn không lấy được thông tin liên hệ của họ
Bạn đã bao giờ cho ai đó thông tin liên hệ của mình nhưng lại quên lấy thông tin của họ không? Điều đó khiến bạn phụ thuộc vào sự chủ động của họ để liên hệ trước, thay vì ngược lại.
Đó là điều mà đồng nghiệp Padraig O’Connor của tôi đã trích dẫn là sai lầm lớn nhất khi xây dựng mạng lưới của anh ấy cho đến nay. Anh nói với tôi là: “Đáng buồn thay, những người bận rộn này không phải lúc nào cũng liên lạc được và tôi đã mất liên lạc” . Kể từ đó, anh ấy thậm chí còn tiến xa hơn khi mở tài khoản LinkedIn của riêng mình trên điện thoại và để mọi người tìm và kết nối ngay lúc đó.
7) Bạn hỏi những câu hỏi giống như những người khác đang hỏi.
Một phần của việc kết nối tốt là nổi bật giữa đám đông. Làm sao bạn nổi bật được nếu bạn cứ hay hỏi những câu hỏi cũ, hoặc những câu hỏi mà bạn có thể đoán được là người khác đang hỏi rồi? Điều này đặc biệt đúng đối với những người có yêu cầu cao như diễn giả sự kiện hoặc những người nổi tiếng.
Cách tốt nhất để tạo ấn tượng tích cực đối với ai đó là đặt những câu hỏi khơi dậy niềm đam mê của người đó hoặc yêu cầu họ kể những câu chuyện cá nhân.
Burke đã viết trong bài viết của mình rằng: “Đặt ra nhiều câu hỏi thú vị hơn sẽ giúp bạn có câu trả lời tốt hơn về cách trò chuyện với bất kỳ ai, bất cứ điều gì. Vì vậy, thay vì thăm dò xem ai đó làm gì bây giờ (điều này thường dẫn đến việc khoe khoang khiêm tốn một cách vụng về), hãy hỏi xem họ muốn trở thành gì sau này, buổi biểu diễn đầu tiên của họ là gì, tạp chí họ theo dõi hoặc người nổi tiếng nào họ muốn mời đi ăn tối. Làm như vậy bạn sẽ giúp mọi người giảm bớt sự nhàm chán với các cuộc trò chuyện thông thường.”
8) Bạn độc chiếm cuộc trò chuyện khi xây dựng mạng lưới.
Tất cả chúng ta đều đã tham gia ít nhất một trong những cuộc trò chuyện kiểu này rồi. Bạn biết đấy, khi bạn đang lắng nghe câu chuyện cuộc đời của một ai đó thì không bao giờ được phép rời đi. Không bao giờ.
Nhưng bạn đã bao giờ bị bắt gặp trong một khoảnh khắc mà bạn nhận ra rằng chính mình đang làm điều này với người khác chưa? Nó có thể xảy ra với bất kỳ ai trong chúng ta, đặc biệt là khi chúng ta hào hứng với một chủ đề cụ thể hoặc chúng ta thực sự muốn bán sản phẩm của mình cho ai đó. Nhưng việc chiếm ưu thế trong cuộc trò chuyện và độc chiếm thời gian của mọi người có thể khiến bạn có vẻ tự quan trọng hóa bản thân, không quan tâm đến việc lắng nghe người khác và nói chung là gây phiền nhiễu. Hãy nhớ rằng: Sự kiện kết nối là để giao lưu và gặp gỡ nhiều người khác.
Hannah Fleishman, trưởng nhóm tiếp thị thuộc nhóm sản phẩm của HubSpot cho biết: “Nhiều người sử dụng mạng lưới như một cơ hội để bán bản thân. Đây là một sai lầm lớn. Chúng ta nên sử dụng mạng lưới để tạo ra những kết nối mới và để lại những ấn tượng tuyệt vời. Đánh cắp sự chú ý để nói về tất cả những điều tuyệt vời mà bạn đã làm không phải là cách kết nối với ai đó – hãy dùng cái đó cho cuộc phỏng vấn xin việc thì sẽ tốt hơn”.
“Trò chuyện, đặt câu hỏi và thực sự tò mò về những người mới mà bạn đang gặp. Những người có thể nắm bắt được các tín hiệu xã hội, thể hiện sự quan tâm đến người khác và lắng nghe, thảo luận sẽ là người mà tôi muốn làm việc cùng hoặc giữ liên lạc.”