Bạn muốn trở thành Nhân viên hay Nhân tài

Bạn muốn trở thành Nhân viên hay Nhân tài, Tuy nhiên, nếu không biết cách, giá trị của bạn vẫn mãi “ổn định”.
share

1. Hiệu suất làm việc cần vượt qua mong đợi

Đây được coi là điều kiện tiên quyết để bạn chứng tỏ năng lực bản thân và dễ lấy “điểm” sếp nhất. Tại công ty, mỗi người sẽ giữ một vị trí cụ thể nhưng nếu làm không tốt việc của mình, bạn sẽ làm uy tín của mình bị sụt giảm ít nhiều. Thậm chí trong nhiều trường hợp, bạn làm thất thoát không ít tiền của công ty. Để đảm bảo rằng bạn tránh được những sai lầm, đảm bảo bạn làm tốt công việc của mình, trước tiên bạn cần sự học hỏi. Học hỏi từ các nhân viên khác, có được một người cố vấn, ghi danh vào các khóa đào tạo và mong muốn học hỏi nhiều nhất có thể.

2. Biết ưu tiên việc gì trước

Tổ chức các công việc của bạn từ những quan trọng nhất đến ít nhất. Khi bạn đã xác định được những gì quan trọng nhất mà mình cần ưu tiên, hãy đánh dấu và thực hiện chúng trước tiên. Thông thường, người ta thường dùng thời gian bắt đầu ngày mới, khi mà họ đang tràn trề năng lượng để thực hiện những công việc quan trọng nhất. Dành phần lớn thời gian và nỗ lực của bạn để làm những việc này. Điều này sẽ cho phép bạn thực hiện công việc tốt nhất của mình cho các nhiệm vụ quan trọng nhất, thay vì dàn trải thời gian, công sức với hàng tá công việc không phân biệt

3. Trở thành một người chủ động

Các công ty luôn muốn nhân viên của họ năng động, chủ động trong mọi công việc chứ không phải một người thụ động, giao gì làm đó. Dĩ nhiên, những kế hoạch, việc làm của bạn cần phù hợp và hiệu quả. Đặc biệt, với những công việc yêu cầu sự sáng tạo  thì những ý tưởng, bức phá và năng nổ càng giúp bạn làm tốt công việc. Khi có một ý tưởng, đề xuất gì đó, đừng ngần ngại trao đổi với sếp của bạn về điều đó.

4. Văn hóa biết chịu trách nhiệm

Một nhân viên có giá trị là một người “dám làm dám chịu”. Không phải lúc nào  công việc cũng suôn sẻ và bạn cũng không thể chắc chắn rằng mình sẽ không mắc bất kỳ sai lầm nào trong công việc. Khi bạn có sai sót, hãy hãy mạnh dạn thừa nhận lỗi và chịu trách nhiệm, sau đó ngay lập tức làm việc để tìm giải pháp. Tuy nhiên, bạn cũng nên tránh mắc những lỗi tương tự sau này.

5. Tiếp thu các kỹ năng mới

Ngoài kiến thức, kinh nghiệm thì kỹ năng là giá trị vô cùng quan trọng giúp bạn hoàn thiện và phát triển bản thân. Trước tiên bạn cần hiểu rõ công việc của mình, những kỹ năng gì có thể hỗ trợ tốt nhất cho bạn. Nhìn vào các đồng nghiệp, họ giỏi những gì. Từ đó bạn xác định những giá trị mà mình cần trau dồi. Trong rất nhiều trường hợp, việc biết thêm 1 ngôn ngữ khác sẽ rất tốt cho bạn.

6. Học hỏi từ sếp

Những người có chức vụ cao hơn bạn trong công ty ít nhất cũng có 1 giá trị gì đó mà bạn cần học hỏi. Hãy nỗ lực mở rộng mối quan hệ với cấp trên. Những người này có thể cung cấp cho bạn kiến ​​thức sâu hơn về hoạt động của công ty và lời khuyên về cách mà một nhân viên cần phát triển. Đồng thời, cấp trên cũng có thể cho rằng bạn có mong muốn học hỏi và phát triển trong công ty. Thậm chí, bạn có thể có tên trong danh sách những nhân viên triển vọng.

Sản phẩm ngẫu nhiên

Tin Tức

Xem thêm