CÁCH TẠO DỰNG MỐI QUAN HỆ TRONG CUỘC SỐNG
Chúng ta đang sống ở một xã hội hoạt động theo nguyên lý dựa trên các mối quan hệ. Tức là bạn không thể tồn tại nếu thiếu đi những mối quan hệ, chẳng khác gì mình bị biệt lập.Networking là gì? Thiết lập các mối quan hệ rộng như thế nào cho hiệu quả?
Những người không am hiểu tiếng anh sẽ thắc mắc không biết networking là gì? Thực chất đó chính là thuật ngữ để chỉ cách để tạo dựng nên một mối quan hệ nào đấy.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường hay sử dụng networking. Networking thường xuất hiện tại các buổi gặp mặt, tham gia sự kiện… Họ sử dụng hình thức này để gắn kết những cá thể xa lạ lại gần nhau hơn. Để hiểu rõ hơn về thuật ngữ Networking là gì, áp dụng ra sao, mời bạn tham khảo trong bài viết dưới đây của chúng tôi.
Networking là gì?
Networking được hiểu là một trong những kỹ năng cần thiết để xây dựng, tạo lập nên một mạng lưới các mối quan hệ. Hiện nay, Networking đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trong cuộc sống. Thuật ngữ này được áp dụng trong nhiều trường hợp khác nhau như khi bắt chuyện với những người không quen, gặp gỡ bạn cũ…
Chúng ta đang sống ở một xã hội hoạt động theo nguyên lý dựa trên các mối quan hệ. Tức là bạn không thể tồn tại nếu thiếu đi những mối quan hệ, chẳng khác gì mình bị biệt lập. Sợi dây kết nối này sẽ giúp bạn vượt qua được khó khăn khi được hỗ trợ từ mọi người. Hiện nay, networking được xem là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của một người.
Bí quyết networking hiệu quả
Sau đây là một vài bí quyết giúp bạn áp dụng Networking hiệu quả trong cuộc sống thường ngày của mình:
Chọn địa điểm hợp lý để Networking
Địa điểm là yếu tố rất quan trọng giúp bạn tìm được những người phù hợp. Những buổi gặp mặt, giao lưu chính là địa điểm lý tưởng để Networking. Tại những địa điểm này, bạn sẽ gặp được nhiều đối tượng hơn, giúp cho việc đối thoại, trao đổi thông tin hiệu quả.
Ví dụ cho bạn dễ hiểu, nếu bạn đang có ý định muốn ứng tuyển vị trí phụ bếp, đầu bếp, quản lý… Bạn chắc chắn không nên bỏ qua địa điểm như ngày hội việc làm, các talk show về nguồn nhân lực… Hoặc nếu bạn đang kinh doanh khách sạn, nhà hàng muốn mở rộng đối tượng khách hàng. Bạn nên tham gia các sự kiện, chương trình liên quan đến ngành. Những nơi này sẽ giúp bạn thu hút được nhiều người, có thêm các cơ hội mới.
Phát triển các mối quan hệ
Mỗi người trong chúng ta sẽ có những thế mạnh khác nhau, phù hợp với từng ngành nghề. Chắc chắn rằng bạn không phải người quá thông thái để có thể nắm rõ hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Do đó, việc phát triển các mối quan hệ là điều rất cần thiết.
Chẳng hạn khi bạn gặp một vấn đề nào đó ngoài chuyên môn không thể tự giải quyết. Nếu quen những người làm trong lĩnh vực đó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Chính vì vậy, đừng bó hẹp quan hệ của mình trong một nhóm người nhất định. Hãy phát triển các mối quan hệ sâu rộng hơn. Đến một lúc nào đó, bạn sẽ cần sự hỗ trợ từ những mối quan hệ của mình.
Chú trọng chất lượng thay vì số lượng
Đây cũng là điều bạn cần chú ý trong bất cứ việc gì cần tìm mối quan hệ cho mình. Bạn sở hữu mối quan hệ rộng nhưng không chất lượng, khi cần nhờ vả một việc gì chắc chắn sẽ khó được. Có nhiều người thường dựa vào những sự kiện, nơi tập trung đông người để phát danh thiếp của mình cho họ.
Tuy nhiên, nếu không dành thời gian để bắt chuyện với họ, người ta sẽ chẳng mảy may đến bạn. Trước tiên, bạn cần tạo dựng câu chuyện, cho họ biết ở mình có những ưu điểm gì. Sau khi đã hiểu cơ bản, hãy ngỏ lời khéo léo về việc muốn hợp tác. Chỉ có làm như vậy, bạn mới để lại ấn tượng của mình trong họ.
Phong thái tự tin, lịch sự
Không phải bất cứ ai khi tham gia sự kiện đều tìm được cho mình các mối quan hệ. Bạn cần tạo sự thu hút với mọi người bằng phong thái tự tin, lịch sự. Như vậy sẽ rất gây thiện cảm, ấn tượng với những người mới gặp lần đầu. Hãy chọn cho mình bộ trang phục tươm tấp, lịch sự, phù hợp nhất với từng sự kiện bạn tham dự.
Bên cạnh đó, hãy chuẩn bị cho mình một vài giới thiệu lưu loát nhất về bản thân, nghề nghiệp... Lời mở đầu có ấn tượng thì người đối diện mới có hứng thú để nghe tiếp những gì bạn muốn nói. Trong lúc trò chuyện, đừng nên đối thoại ấp úp, lắp bắp. Bạn nên tự luyện tập cách chào hỏi, bắt tay, cười nói với người mới sẽ giúp bạn tự tin hơn.
Luôn đặt câu hỏi và lắng nghe
Trước khi có một cuộc gặp gỡ nào đấy, bạn hãy chuẩn bị sẵn cho mình những câu hỏi cần đối thoại. Khi trao đổi qua lại với mọi người, hãy dành một khoảng thời gian ngắn lắng nghe chia sẻ của người khác bạn nhé. Làm như vậy họ sẽ có cảm giác được tôn trọng hơn, mối quan hệ của bạn cũng từ đó mà khăng khít dần.
Cho đi để nhận lại
Một mối quan hệ bền vững sẽ phải xuất phát từ hai phía. Tức là, trong lúc bạn gặp khó khăn, nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Bạn cần đền ơn đáp nghĩa cho họ trong dịp nào đấy gần nhất. Không phải chỉ khi họ gặp khó khăn bạn mới ra tay giúp đỡ. Hãy tinh tế lên một chút, sẽ giúp mối quan hệ của bạn với mọi người tốt đẹp hơn.
Theo dõi liên hệ
Xung quanh cuộc sống của mỗi người có rất nhiều điều chi phối. Đối với những người mới quen, nếu không giữ liên hệ với họ, bạn sẽ bị lãng quên. Để gắn bó các mối quan hệ đó, bạn hãy gửi một tin nhắn, email hoặc gọi điện. Bạn nên chú ý đến thời gian liên lạc nữa nhé, tránh ảnh hưởng tới công việc của họ.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu hơn về Networking là gì, cũng như bí quyết để thực hiện hiệu quả. Networking rất cần thiết trong cuộc sống của chúng ta. Hình thức này giúp mọi người tương hỗ lẫn nhau phát triển hơn. Hãy áp dụng theo bí quyết chúng tôi chia sẻ để mở rộng, phát triển các mối quan hệ của bạn hơn nhé.