Cây hẹ là một loại rau dùng để chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng

Cây hẹ là một loại rau dùng để chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng. Không chỉ vậy, theo Đông y, hẹ còn là vị thuốc, một loại dược liệu có khả năng điều trị nhiều chứng bệnh như đau nhức lưng, cảm mạo, táo bón, nhiễm trùng ngoài da, nhiễm giun,…
share

 

 

  • Tên khác: khởi dương thảo, cửu thái tử, cửu thái,…;
  • Tên khoa học: Allium ramosum L.;
  • Họ: thuộc họ Hành (Alliaceae).
  • Mô tả về cây hẹ

    1. Đặc điểm thực vật

    Cây hẹ là một loài thực vật thân thảo, có thể sống lâu năm, mọc trên nền đất. Trong tự nhiên, hẹ có thể mọc cao từ 20 – 40cm. Cây hẹ thuộc nhóm cây rễ chùm. Thân và lá cây hẹ có màu xanh lục, ra hoa có màu trắng.

    Lá cây hẹ được mọc từ gốc cây. Cán của hoa cũng mọc từ gốc cây, thường có chiều dài từ 20 – 30cm. Hoa trắng nở tại vị trí đỉnh cán hoa. 

    Cây hẹ thường mọc thành bụi và là loại cây rất dễ trồng. Hẹ thuộc loài thực vật sinh sản vô tính. Chúng sanh ra những cây con bằng cách tách chồi.

  • 2. Phân bố

    Hẹ là một loại cây sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng khí hậu nóng ẩm. Tại Việt Nam, hẹ có thể mọc hoang ở ven đường, bờ ruộng. Hẹ được trồng nhiều để thu hoạch làm thuốc, chế biến món ăn.

    3. Bộ phận dùng

    Cây hẹ được trồng và thu hoạch lấy phần thân lá cây, phần hạt.

    4. Thu hái, sơ chế & cách bảo quản

    Cây hẹ mọc và phát triển quanh năm. Do đó, việc thu hái cũng có thể diễn ra quanh năm. Người thu hoạch cần chọn những cây hẹ còn xanh tươi, vừa ra hoa. Không nên chọn hái cây hẹ quá già.

    Sau khi thu hái, bạn nên để hẹ vào chỗ khô ráo, thoáng mát. Tránh để hẹ ở nơi quá ẩm ướt hoặc dưới ánh nắng mặt trời.

    Để giữ hẹ được lâu, người dùng có thể rửa sạch hẹ, dùng giấy gói lại và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

  • 5. Thành phần hóa học

    Theo các nghiên cứu hiện đại, cây hẹ có chứa các thành phần hóa học sau:

    • Vitamin B;
    • Đồng;
    • Sắt;
    • Pyridoxin;
    • Niacin;
    • Mandan;
    • Canxi;
    • Thiamin;
    • Riboflavin;
    • Vitamin K;
    • Vitamin A;
    • Vitamin C;
    • Phospho;
    • Chất xơ.
    • Vị thuốc cây hẹ

      1. Tính vị

      Theo Đông y, hẹ có vị cay và ngọt, tính ấm, không độc.

      2. Quy kinh

      Cây hẹ được quy vào một số kinh sách sau:

      • Bản thảo thập di;
      • Kinh Can;
      • Kinh Vị;
      • Kinh Thận.
      • 3. Tác dụng dược lý

        Theo Y học hiện đại, cây hẹ có các tác dụng dược lý như:

        • Vitamin K và canxi trong hẹ có tác dụng bồi bổ xương, giúp xương chắc khỏe;
        • Lưu huỳnh và flavonoid có khả năng ngăn chặn một số chứng bệnh ung thư (phổi, dạ dày, đại tràng, vú, tuyến tiền liệt), ngăn chặn các gốc tự do phát triển;
        • Một số loại hóa chất như allcin, sulfit, odorin,… có trong hẹ có tác dụng như kháng sinh, giúp điều trị nhiễm trùng da, ngứa, ghẻ, giun kim ở trẻ nhỏ;
        • Hẹ có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu và làm giảm cao huyết áp.

        Theo Đông y, hẹ là một vị thuốc có các tác dụng:

        • Giải độc;
        • Tán ứ;
        • Giảm ngứa;
        • Giảm đau, tức bụng;
        • Bổ thận;
        • Tráng dương;
        • Chữa mộng tinh;
        • Điều trị di tinh;
        • Cải thiện lưng gối yếu mềm;
        • Làm lành các vết thương;
        • Điều trị táo bón;
        • Điều trị cảm mạo.
        • 4. Cách dùng và liều dùng

          Hẹ có thể được dùng bằng các cách:

          • Chế biến thành các món ăn;
          • Dùng tươi: Giã nát, lấy nước cốt để điều trị vết thương, viêm nhiễm tại chỗ;
          • Chế biến thành các bài thuốc nam bằng cách kết hợp với các loại dược liệu khác.

          Các chuyên gia dinh dưỡng và y tế vẫn khuyên thường xuyên nên dùng hẹ. Tuy nhiên, liều lượng mỗi lần dùng cần cân nhắc, gia giảm vừa đủ. Liều dùng cụ thể còn phải tùy thuộc vào món ăn, công thức của bài thuốc. 

        • Bài thuốc sử dụng cây hẹ

          1. Bài thuốc chữa cảm mạo, ho

          Chuẩn bị:

          • 250g lá hẹ;
          • 25g gừng tươi.

          Cách thực hiện: 

          • Bước 1: Rửa sạch hẹ, thái khúc. Gừng, bỏ vỏ, thái sợi nhuyễn
          • Bước 2: Hấp hẹ, gừng với một ít đường;
          • Bước 3: Sau khi chín, ăn lá hẹ, uống phần nước.

          Sử dụng bài thuốc này trong vòng 5 ngày để điều trị dứt điểm chứng ho do cảm lạnh và cảm mạo.

        • 2. Bài thuốc bổ mắt

          Chuẩn bị:

          • 150g lá hẹ;
          • 150g gan dê.

          Cách thực hiện: 

          • Bước 1: Rửa sạch lá hẹ, thái khúc cho vừa ăn. Rửa sạch gan dê, thái mỏng, ướp gia vị;
          • Bước 2: Xào gan dê với rau hẹ, xào bằng lửa lớn;
          • Bước 3: Khi món ăn đã chín, nêm thêm ít gia vị cho vừa ăn, bày ra đĩa.

          Ăn món ăn gan dê xào rau hẹ này với cơm trong vòng 10 ngày. Món ăn giúp mắt khỏe hơn, thị lực cải thiện hơn.

          3. Bài thuốc trị mụn, làm đẹp da

          Chuẩn bị: Rau hẹ tươi.

          Cách thực hiện: 

          • Bước 1: Rửa sạch hẹ, nghiền nát;
          • Bước 2: Rửa sạch mặt, vùng da bị mụn;
          • Bước 3: Đắp hẹ lên mặt, để khô trong vòng 30 phút;
          • Bước 4: Rửa mặt lại với nước ấm.

          Thường xuyên đắp hẹ và ăn rau hẹ tươi giúp da giảm mụn rõ rệt và cải thiện tình trạng khô da. Hẹ giúp da mịn màng và hồng hào hơn.

          4. Bài thuốc chữa đau lưng, mỏi gối;

          Chuẩn bị:

          • 100g gạo;
          • 20g hạt hẹ.

          Cách thực hiện: Nấu cháo gạo tẻ với hạt hẹ. Ăn món cháo nóng này trong vòng 10 ngày, mỗi ngày ăn 2 bữa. Món ăn này giúp cải thiện chứng chán ăn, điều trị đau lưng, mỏi gối.

          5. Bài thuốc giúp nhuận tràng

          Chuẩn bị: Hạt hẹ;

          Cách thực hiện: 

          • Bước 1: Rửa sạch hạt hẹ, để cho ráo nước;
          • Bước 2: Rang vàng hạt hẹ trên chảo nóng, sau đó giã nhỏ;
          • Bước 3: Hòa 5g hạt hẹ rang vàng với nước sôi để uống. Mỗi ngày uống 3 lần, dùng trong 10 ngày.

          Bài thuốc này có tác dụng chữa chứng táo bón, giúp đi đại tiện dễ dàng hơn.

          Một số lưu ý khi dùng cây hẹ

          Không thể phủ nhận các lợi ích của hẹ mang lại cho sức khỏe người dùng và các tác dụng điều trị bệnh của hẹ. Tuy nhiên, khi dùng vị thuốc này, người dùng cần lưu ý những điều sau:

          • Người dùng cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng điều trị bệnh bằng các bài thuốc từ cây hẹ;
          • Ăn quá nhiều hẹ có thể gây ra một số tác dụng phụ như bốc hỏa, âm suy, bứt rứt;
          • Không nên ăn hẹ vào mùa hè;
          • Rau hẹ kiêng kỵ với mật ong và thịt trâu. Do đó, không chế biến rau hẹ cùng với các loại thực phẩm này;
          • Các bài thuốc từ rau hẹ chỉ có tính chất hỗ trợ trị bệnh, không có hiệu quả ngay lập tức. Do đó, người dùng không nên bỏ dùng thuốc Tây. Khi có ý định ngưng sử dụng thuốc Tây, bệnh nhân cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Sản phẩm ngẫu nhiên

Tin Tức

Xem thêm