NGUỒN GỐC SỚ ,ĐIỆP,THIẾT,TRANG ,BẢN
Nghi lễ Phật giáo, giữ vai trò quan trọng trong việc độ sanh, mang chân lý của đức Phật đi vào cuôc đời, nhằm xoa diệu những nỗi đau khổ bất an, bởi sanh ly tử biệt.Nghi lễ Phật giáo, giữ vai trò quan trọng trong việc độ sanh, mang chân lý của đức Phật đi vào cuôc đời, nhằm xoa diệu những nỗi đau khổ bất an, bởi sanh ly tử biệt. Tuy là nhình thức nhưng đem lại sự tự tin lòng khao khát được bình an, những pháp vật rất quan trong không thể thiếu trong nghi lễ đó là: sớ, điệp, thiếp trạng bảng. Sau đây chúng ta tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của từng loại văn bảng này.
Về hình thức thì tất cả các loại văn bảng này đều dùng giấy màu vàng. Kích thước ngày xưa qui định dài khoảng 64 cm, rộng 40 cm gấp làm đôi theo chiều ngang, gấp xong bề dài là 40 cm, bề ngang 30 cm, xếp thành 4 khổ bằng nhau, không được viết 2 mặt, phía trước chừa một bàn tay, phía sau nửa trang (tiền nhất chưởng, hậu bán trương前一掌後半張), viết chữ chân phương.
Đối với danh hiệu chư Phật Bồ tát, tên kinh, chú, phải viết hoa và đưa lên đầu hàng hoặc giữa hàng.
Phía trên đầu tờ giấy chừa một lóng tay, phía dưới chừa chỉ đủ đường con kiến bò, không được đưa nét bút xuống quá tờ giấy, hình thức này gọi là “thượng thông thiên đường, hạ triệt nghị tẩu上通天堂下徹蟻走– trên thông thiên đường dưới đủ kiến bò”.
Phần cuối ghi ngày tháng năm, phải ghi khổ giấy thứ 2 tính từ bên phải qua, tứ là khi xếp lại để trông một khổ, ghi câu tuế thứ….theo câu kệ “Bán thứ, bán niên, bình thiên hạ半次半年平天下, nghĩa là chữ thứ (次)một nửa trên dấu tam bảo, một nửa trong dấu, chữ niên (年) một nửa trong dấu một nửa ngoài dấu ở phía dưới.
Nếu là văn sớ thì có bố cục như sau:
- Phục dĩ伏以: phần dẫn nhập, viết ở hàng đầu tiên ngay chữ thứ tư của hàng thứ 2.
- Sớ vị疏為: ghi rõ địa chỉ hiện tại của người đứng cúng.
- Ngôn niệm言念,thiết niệm窃念,thống niệm痛念:bày tỏ tâm tư nguyện vọng của người đứng cúng.
- Hòa nam bái bạch和南拜白: đảnh lễ chư Phật Bồ Tát gia hộ cho tâm nguyện người đứng cúng được thành tựu.
-
Phục nguyện伏願: Cầu xin và phát nguyên tu tập của người đứng cúng để cho âm dương đều lợi.SỚ疏
Cũng gọi là tuyên sớ, sớ văn, tấu sớ, chỉ cho lá sớ tuyên đọc trước Phật, để bày tỏ ý chí phát nguyện trong pháp hội, như khai bạch sớ, kỳ an sớ, kỳ siêu sớ…
Lá sớ cũng là bài văn biểu bạch ca tụng đức Phật hoặc các bậc cao Tăng đạo hạnh.
Tức là lời bạch Phật, bởi vì sớ thông với ý nghĩa sửa soạn việc trai. Khi có thầy qua đời tuy tôn trọng quý kính, nhưng đối với Phật phải gọi tên.
Kinh Lễ chép: Trước Vua không né tên cha. Đây là nói rõ không dám kỵ né tên trước những bậc tôn quý vậy. Như trong Luận chép: “Ngài Xá Lợi Phất diệt độ, có người đệ tử Sa di tên là Quân Đề đến bạch Phật: Hòa thượng Xá Lợi Phất của con đã qua đời”.
Bộ Ngũ Sam chép: “Tiểu sư… phụng vì Thân giáo Hòa thượng … ngày … thiết lễ cúng trai hiện tiền Tăng, nhằm để trang nghiêm con đường thành Phật,… tức là không nên trao chuốc lời lẽ không thật mà phải tự mắc tội nói dối”.
Trong thiền lâm, thường nhân dịp thỉnh bậc danh đức trụ trì có thoái quen làm sớ nhằm bày tỏ tấm lòng tha thiết, văn sớ do chùa viện nói lên lời lẽ của các bậc danh đức trụ trì gọi là sơn môn sớ.
Sớ của những người đồng môn chúc tụng tân trụ trì gọi là đồng môn sớ, sớ của các chùa lân cận chúc tụng trụ trì gọi là chư sơn sớ, ngoài ra còn có các loại sớ như: Giang hồ sớ, đạo cụ sớ, pháp quyến sớ…
Nói chung sớ ngữ là những ngôn ngữ tán thán Phật tổ và các bậc danh đức.
Văn sớ đa phần dùng thể loại biền ngẫu bác học, hàm chứa một ý nghĩa sâu sắc, có nhiều điển tích pháp số…về thể loại văn trong lòng sớ được trước tác theo hoàn cảnh nhơn duyên khế cơ khế lý.ĐIỆP牒
Điệp vốn là tên gọi của một thể loại văn thư trong chốn quan phủ triều đình xưa, nó là một bài văn chuyển giao giữa cấp dưới và cấp trên, nó cũng như một tờ trình. Người xưa thường viết trên thẻ tre hoặc miếng giỗ. Kể từ niên hiệu Nguyên Phong (1078-1085) thời Bắc Tống trở về sau các văn từ tố tụng gọi là trạng, chỉ có các văn từ chuyển giao của các quan phủ gọi là điệp.
Trong pháp sự khoa nghi, điệp là một loại văn thư không thể thiếu, nội dung cáo bạch nội dung buổi lễ, đàn tràng khoa nghi trong Phật giáo Việt nam, có nhiều loại điệp như: Điệp Phóng Hoa Đăng, Điệp Cấp Vong, Điệp Cúng Trai Tuần, Điệp Cấp Trành, Điệp Hoàn Trạng Am, Điệp Hoàn Trạng Dương, Điệp Khánh Trạch THIẾP帖:
Thiếp là một loại danh thiếp dùng để đáp lễ qua lại trong ứng xử qua lại hằng ngày như Thỉnh Thiếp (Thiệp Mời), Tạ Thiếp (Thiếp Cảm Ơn)…có nhiều loại thiếp như:
Báo thiếp: dùng để thông báo như Thỉnh Tiên Linh Thiếp (Thiệp Mời Các Tiên Linh), Thỉnh Cô Hồn Thiếp (Thiệp Thỉnh Cô Hồn), Thỉnh Vong Thiếp (Thiệp Mời Vong),…
Tạ thiếp: nội dung bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị thần linh hay người thường, sau khi đã hoàn thành một công việc nào đó, Tạ Thổ Thiếp (thiệp tạ ơn thổ địa) TRẠNG狀:
Bản văn trình bày về sự thật của một hiện trạng nào đó nhằm trình lên chư vị thần linh, thánh chúng, loại văn bản này đối với tập tục ở Trung Hoa thì dùng để đốt không đọc, riêng ở Việt Nam ta các bản văn Trạng dùng để tuyên dọc xong rồi mới đem đốt, đối với nghi lễ Phật giáo Việt Nam có nhiều loại trạng khác nhau như: Tiến Lễ Lục Cúng Trạng, Nhương Tinh Trạng, Quan Sát Trạng, Nhương Ngũ Quỷ Trạng, Nghinh Thủy Trạng, Nghinh Sơn Trạng,* BẢNG榜:
Bảng là một loại văn bản được sử dụng trong các nghi thức trai đàn của Phật Giáo cũng như Đạo Giáo, loại văn thư này dùng để niêm yết, nhằm để thông cáo cho mọi người biết trình tự của đàn tràng được diễn ra như thế nào, thành phần tham dự, nội dung đàn tràng, chức vị đàn tràng….
Bì sớ, điệp: là phần vỏ bên ngoài, sau khi viết sớ xong để lòng sớ vào trong đó, khi tuyên sớ xong lấy ra đọc. Riêng sớ thì bỏ vào đầu trên, điệp bỏ vào đầu phía dưới “Sớ thông thượng, điệp thông hạ”. Có khi người ta xếp thành cái hòm sớ hình chữ nhật vuông vức để trên cái khay trông rất trang nghiêm và đẹp.
Những chủng loai văn bản được nêu trên, ngoài việc đáp ứng như cầu tâm linh trong nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo ra, lời văn rất cô đọng, hàm chứa triết lý cao sâu giải thoát của đạo Phật. Vì vậy chúng ta là người kế sự nghiệp Phật Tổ, cần phải giữ gìn và phát huy để không bị mai một theo thời gian.