Nuôi dạy con thời hiện đại: 7 quy tắc vàng mẹ cần biết!

Anton Makarenko (1888 -1939) là nhà sư phạm vĩ đại người Ukraina, nổi tiếng với tác phẩm “Bài ca sư phạm”- tác phẩm xuất sắc của người thầy giáo hết lòng yêu trẻ, yêu nghề. Đây là 1 trong 2 nhà sư phạm có quan điểm giáo dục, nuôi dạy con được UNESCO công nhận. Cùng tìm hiểu 7 quan điểm nuôi dạy trẻ của nhà sư phạm tài ba này, mẹ nhé!
share
1. Nuôi dạy con ngoan, hành vi cực quan trọng!
Trẻ con học hỏi mọi điều từ thế giới xung quanh chúng, và ba mẹ chính là tấm gương rõ ràng nhất. Bé không chỉ học qua những câu chuyện của mẹ, hay cách ba dạy làm toán mỗi ngày mà từng hành vi mỗi ngày của ba mẹ đều là bài học quý giá cho bé con: cách ăn mặc, cách đối xử với bạn bè, ba mẹ, cách nói chuyện… Nếu muốn dạy con ngoan, trước tiên, ba mẹ cần thay đổi những hành vi, thói quen xấu của mình.2. Sự nghiêm túc, chân thành và thực tế
Nghiêm túc nhưng không cứng nhắc, tình cảm nhưng không thiếu sự logic, thực tế. Đây là những yếu tố quan trọng nhất mẹ cần lưu ý khi nuôi dạy con. Mẹ có thể học hỏi kinh nghiệm dạy con của mọi người, nhưng trên hết, tùy hoàn cảnh gia đình thực tế cũng như tính cách của trẻ, cách giáo dục của bạn cũng sẽ khác.
3. Hiểu rõ mong muốn bản thân
Bạn mong đợi điều gì ở con? Bạn muốn nuôi dạy con trở thành người như thế nào? Suy nghĩ thật cẩn thận về điều này, và mẹ có thể phát hiện ra nhiều sai lầm trong cách mình dạy con.4. Con rất cần sự quan tâm
Giống như người lớn, trẻ em, thậm chí trẻ nhỏ cũng cần không gian và khoảng thời gian riêng tư. Tuy nhiên, bé còn rất nhỏ, chưa thể kiểm soát hành vi và ý thức của mình nên vẫn cần sự theo dõi của ba mẹ. Cho bé thời gian riêng tư, nhưng tất nhiên mẹ vẫn nên nắm những thông tin quan trọng, chẳng hạn như: Bé đang ở đâu, làm gì, ở với ai…
5. Giúp đỡ con là niềm vui, không phải trách nhiệm
Đừng nghĩ rằng việc giúp đỡ con cái là trách nhiệm nặng nề, vì như vậy sẽ làm bạn cảm thấy căng thẳng, thậm chí buồn chán. Tuy nhiên, mẹ không nên giúp con làm mọi thứ mà chỉ nên đứng bên cạnh trẻ, theo dõi việc trẻ làm và không làm bé cảm thấy lạc lõng. Như vậy là đủ. Trẻ em cũng cần học cách đối diện và tự giải quyết vấn đề của mình.6. Thưởng – Phạt thông minh
Dạy trẻ cách khắc phục hoặc giải quyết sai lầm khi trẻ mắc lỗi có thể mang lại niềm vui, và giúp bé cưng cảm thấy được an ủi. Tương tự, khi trẻ đạt thành quả tốt, việc công nhận cũng sẽ giúp trẻ khích lệ tinh thần. Đây cũng là cách giúp trẻ tự tin vào bản thân hơn.
Lưu ý: Dù ngợi khen, hay trách phạt, mẹ cũng không nên lạm dụng, nhất là khi ở trước mặt bạn bè, hoặc ở nơi công động, đông người.
7. Dạy con cảm nhận hạnh phúc
Hạnh phúc không phải một loại nước uống, hay thức ăn chỉ cần công thức để có thể pha chế thành công. Hạnh phúc tùy thuộc vào cảm nhận cá nhân của từng người. Vì vậy, thay vì áp đặt trẻ vào những chuẩn mực hạnh phúc trong sách vở, mẹ nên dạy con cảm nhận hạnh phúc theo cách của riêng mình.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên từ bỏ suy nghĩ “hy sinh đời bố cũng cố đời con”. Hạnh phúc không phải thứ có thể hy sinh. Ba mẹ nên làm những điều tốt đẹp cho cuộc sống của mình. Hạnh phúc của bạn sẽ tự lan truyền đến con yêu.

Sản phẩm ngẫu nhiên

Tin Tức

Xem thêm