RAU HỮU CƠ LÀ GI?

Thực phẩm hữu cơ nói chung và rau hữu cơ nói riêng còn được gọi là các loại thực phẩm organic. Rau hữu cơ là loại rau được trồng trọt, canh tác hoàn toàn tự nhiên, theo quy trình đạt tiêu chuẩn của nông nghiệp hữu cơ.
share

Rau hữu cơ là gì?

Thực phẩm hữu cơ nói chung và rau hữu cơ nói riêng còn được gọi là các loại thực phẩm organic. Rau hữu cơ là loại rau được trồng trọt, canh tác hoàn toàn tự nhiên, theo quy trình đạt tiêu chuẩn của nông nghiệp hữu cơ.

Trong quá trình trồng rau từ công đoạn làm đất, gieo hạt, tưới nước, xử lý cỏ, thu hoạch rồi đến đóng gói, phân phối đều không có sự can thiệp của các chất hóa học độc hại.Trên thế giới hiện nay, có khá nhiều tiêu chuẩn hữu cơ được đặt ra, khác nhau cho từng loại thực phẩm, từng quốc gia.

Ví dụ như tiêu chuẩn USDA của Mỹ; JAS của Nhật; EU của châu Âu…nhưng tiêu chuẩn phổ biến và được áp dụng nhiều nhất hiện nay là USDA của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (Mỹ). Cụ thể:

USDA

Tiêu chuẩn được đưa ra bởi Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, theo tiêu chuẩn này thì sản phẩm phải đạt thành phần hữu cơ trên 95%. Tiêu chuẩn này còn xét đến chất lượng đất trồng, nước, quá trình kiểm soát sâu bệnh.

JAS

Đây là tiêu chuẩn hữu cơ nông nghiệp do Bộ Nông Nghiệp Nhật Bản đưa ra. Tiêu chuẩn này khá nghiêm ngặt, nó xét về đất trồng hữu cơ, phân bón, hạt giống và cây trồng, cách kiểm soát động thực vật gây hại cho cây trồng.

EU

Tiêu chuẩn được đặt ra bởi liên minh châu Âu EU. Theo như tiêu chuẩn này, ngoài những quy định chung về sản phẩm hữu cơ thì người trồng cần đảm bảo về sử dụng năng lượng và tài nguyên có trách nhiệm, nâng cao độ phì nhiêu của đất, duy trì chất lượng nguồn nước,…

Nếu rau đạt các thông số được quy định thì mới được gắn tem rau hữu cơ. Rau hữu cơ phải đảm bảo tiêu chí 5 KHÔNG:

  • 1 là KHÔNG chứa thuốc trừ sâu độc hại
  • 2 là KHÔNG dùng phân bón hóa học
  • 3 là KHÔNG có chất diệt cỏ
  • 4 là KHÔNG dùng chất kích thích sinh trưởng
  • 5 là KHÔNG chứa chất gây biến đổi gen

Đến đây chắc hẳn bạn đã biết rau hữu cơ là gì rồi. Thế nhưng rau nào cũng xanh xanh như nhau thì làm sao để biết được đâu là rau hữu cơ đây?

Sự khác biệt giữa rau hữu cơ và rau sạch (rau an toàn)

Rau sạch là gì?

Trong quá trình trồng rau sạch (rau an toàn), người trồng vẫn có thể sử dụng chất hóa học như phân bón, thuốc trừ sâu,…ở một mức độ được cho phép.

Ngoài ra, khoảng thời gian từ khi dùng phân bón, thuốc trừ sâu đến khi thu hoạch và đem bán phải đảm bảo đủ dài để các chất hóa học tồn dư trong rau tiêu biến hết.

Rau sạch hiện nay được trồng dưới hai hình thức: theo tiêu chuẩn GAP (an toàn thực phẩm; truy nguyên được nguồn gốc; sự an toàn người trồng; sức khỏe; an sinh xã hội; an toàn môi trường) và rau thủy canh.

Tuy nhiên, rau sạch thường là do các hộ gia đình tự phát trồng. Họ có thể tìm hiểu, học cách trồng rau sạch qua tìm kiếm trên Google như cách trồng rau sạch; kinh nghiệm trồng rau sạch trong thùng xốp,…

Nhưng cũng vì thế mà quá trình kiểm tra, giám sát đối với rau sạch không được nghiêm ngặt.

Sự khác biệt giữa rau hữu cơ và rau sạch

Các loại rau này nếu bỏ nhãn mác; tem chứng thực và đặt xen kẽ nhau thì cũng sẽ rất khó để phân biệt. Tuy nhiên, vẫn có nhiều điểm khác biệt rất rõ nét để giúp chúng ta có thể phân biệt chúng.

Các tiêu chí Rau sạch (an toàn)Rau hữu cơ – Các chất hóa học 
– Chất tăng trưởng
– Thuốc trừ sâu
– Biến đổi gen
– Phân bón hóa học
– Thuốc diệt cỏĐược sử dụng trong mức độ, liều lượng cho phépHoàn toàn không được sử dụngĐấtĐược các cơ quan địa phương lấy mẫu xét 

Các tiêu chí Rau sạch (an toàn)Rau hữu cơ – Các chất hóa học 
– Chất tăng trưởng
– Thuốc trừ sâu
– Biến đổi gen
– Phân bón hóa học
– Thuốc diệt cỏ

 

Cách nhận biết rau hữu cơ và rau sạch

Khi nhìn bằng mắt thường thì sẽ khó để xác định chính xác đâu là rau hữu cơ, đâu là rau sạch nếu chúng không có bao bì hay nhãn mác.

Tuy nhiên vẫn có một số mẹo giúp bạn có thể phân biệt hai loại rau này đấy. Thế nhưng không phải lúc nào dựa vào các đặc điểm dưới đây cũng xác định chuẩn xác 100% đâu nhé.

Vì rau sạch trong quá trình trồng trọt có thể sử dụng thuốc trừ sâu hay các chất kích thích, tăng trưởng nên rau thành phẩm thường sẽ có bề ngoài đẹp, đều màu, thân, lá đồng đều, không bị loang lổ những vết cắn của sâu. Khi chạm vào thì lá rau cũng sẽ có độ mướt.

Còn đối với rau hữu cơ được trồng theo quy trình hoàn toàn tự nhiên nên rau thường sẽ phát triển không đồng đều, vẻ ngoài không đẹp mắt và nhạt màu hơn so với rau sạch.

Mùi vị

Rau nào cũng là rau nhưng khi ăn thì thì mùi vị của chúng lại rất khác nhau. Và khi ăn chính là lúc chúng ta có thể phân biệt được rõ ràng nhất đâu là rau hữu cơ, đâu là rau sạch.

Vì đối với rau hữu cơ, thời gian trồng lâu hơn cũng như điều kiện trồng trọt tốt hơn nên mùi vị của rau sẽ rất ngon ngọt, tự nhiên và đậm vị hơn rau sạch rất nhiều.

Lợi ích của việc ăn rau hữu cơ 

Sau khi đã hiểu rõ rau hữu cơ là gì thì chúng ta sẽ tìm hiểu tận tường hơn về loại rau này nhé. Vì sao cũng là rau nhưng rau hữu cơ lại có giá khá đắt.

Ông bà xưa cũng có câu: “Tiền nào của nấy”. Vậy rau hữu cơ đắt thế thì tác dụng, lợi ích của nó khi được nạp vào cơ thể là gì?

Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh 

Theo như một số nghiên cứu khoa học từ các nhà khoa học thuộc Đại học Newcastle Anh Quốc, trong rau hữu cơ chứa nhiều hơn 40% các thành phần chống oxy hóa so với các sản phẩm rau thông thường khác.

Chính vì thế, nó sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, ung thư, huyết áp cao.

Ngoài ra, trong rau hữu cơ chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, góp phần xây dựng nên một hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn.

Bên cạnh đó, rau hữu cơ còn giải quyết được một vấn đề nan giải một căn bệnh hiện đang xuất hiện rất nhiều trong – đó chính là bệnh chức năng sinh sản như hiếm muộn, vô sinh,…

Nguyên nhân chính hình thành các bệnh này là do cơ thể chúng ta nạp vào các chất độc hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng mỗi ngày và các chất độc hại này tích tụ là gây hại đến các cơ quan trong cơ thể.

Và rau hữu cơ lại hoàn toàn tự nhiên, không chứa bất kỳ chất hóa học nào nên sẽ hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh về sinh sản.

Không chứa các sinh vật biến đổi gen, các chất hóa học

Cho đến hiện tại thì vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra việc sử dụng các thực phẩm chứa sinh vật biến đổi gen là có hại cho sức khỏe.

Tuy nhiên, việc biến đổi gen đã là đi trái lại với tự nhiên nên chắc hẳn đôi khi nó cũng có thể mang lại những tác dụng không mong muốn.

Đối với rau hữu cơ, trong quy trình trồng trọt hoàn toàn không được sự có mặt của các sinh vật biến đổi gen nên sẽ đảm bảo tối đa được sự an toàn về sức khỏe.

Giàu vitamin và chất dinh dưỡng 

Rau được trồng hữu cơ hoàn toàn không chứa các chất độc hại, chất hóa học. Bên cạnh đó, nguyên liệu dùng để nuôi rau hữu cơ cũng hoàn toàn từ thiên nhiên nên sẽ rất tốt trong quá trình tổng hợp các chất, các chất mà rau lấy để nuôi cơ thể là thực sự tự nhiên nên rau thành phẩm sẽ rất giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất.

Hương vị ngon, tự nhiên

Rau hữu cơ được sản xuất hoàn toàn tự nhiên trong tất cả các khâu từ làm đất; gieo trồng; chăm sóc; đóng gói…

Vì thế, chúng sẽ có mùi vị giòn ngọt tự nhiên. Ngoài ra, rau hữu cơ rất giàu dinh dưỡng nên nhờ đó hương vị của rau cũng sẽ ngon hơn nhiều so với các loại rau thông thường.

Góp phần bảo vệ môi trường 

Nhờ vào quy trình và các tiêu chuẩn hữu cơ nên việc trồng rau hữu cơ cũng góp phần rất lớn trong việc bảo vệ môi trường.

Vì không sử dụng các chất hóa học độc hại nên sẽ tránh được việc gây ô nhiễm nguồn đất và nướctăng khả năng sinh trưởng của các loại động thực vật tồn tại trong đất và nước cũng như trong môi trường không khí.

Ngoài ra, trồng trọt nhiều sẽ giúp đất giữ độ phì nhiêu.

Sản phẩm ngẫu nhiên

Tin Tức

Xem thêm