Tam Bảo bao gồm: Phật bảo; Pháp bảo; Tăng bảo

Lễ chùa là một tục lệ từ xa xưa của người phương đông nói chung và của người dân Việt Nam nói riêng. Thế nhưng không ít người khi vào chùa lại không hiểu hết được ý nghĩa của Ban Tam Bảo trong chùa.
share

Ban Tam Bảo có ý nghĩa gì?

Tam bảo là ba ngôi báu gồm Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo. Trong nhân gian, người ta thường coi vật báu là lụa là gấm vóc ngọc ngà, những thứ có thể đem lại lợi ích, thỏa mãn lòng ham muốn. Thế nhưng trong Phật giáo, những thứ vật chất ấy lại thật tầm thường, bởi dù có bao nhiêu ngọc ngà vàng bạc cũng không thể giúp chúng sinh thoát khỏi sinh, lão, bệnh, tử.

Không thể vượt qua khỏi tam giới, tam đồ, lục đạo... Chỉ có ba ngôi báu của của Phật giáo mới đủ sức dẫn dắt những chúng sinh thoát khỏi những khổ đau ấy. Ba ngôi báu này giống như ngọn đèn sáng để chúng sinh tin và làm theo, từ đó thoát khỏi sự đau khổ, tìm được sự hoan hỉ.Tam Bảo bao gồm: Phật bảo; Pháp bảo; Tăng bảo.

Phật bảo: Phật là “ngôi báu thứ nhất” hay Phật bảo, vì Ngài là người tìm ra nguồn Đạo giải thoát, đã vượt ra khỏi vòng Sanh tử Luân hồi dứt Khổ trọn Vui,  là đấng giác ngộ đầu tiên, người đã tìm ra chân lý và phương pháp tu tập để hướng đến sự giải thoát, làm giảm nhẹ và xóa bỏ những khổ đau vốn có trong cuộc đời này. Chính từ ý nghĩa đó mà đức Thích-ca Mâu-ni được tôn xưng là Phật, bởi danh từ này vốn là do người Trung Hoa phiên âm từ tiếng Phạn là Buddha, có nghĩa là “bậc giác ngộ”.cũng là Thầy cả Chư Thiên và Nhơn Loại.

Pháp bảo: Chân lý giác ngộ và phương pháp tu tập do Phật truyền dạy được gọi là Pháp. Trong ý nghĩa đó, Pháp là phương tiện để chúng ta có thể thực hành theo đúng và đạt đến sự giác ngộ, đạt đến sự giải thoát giống như Phật. Pháp là những phương Lương diệu dược nhiệm màu, có năng lực chữa trị Tâm bệnh Phiền não của chúng sanh trong Tam giới. Vì thế mà Pháp được tôn xưng là “ngôi báu thứ hai”, hay Pháp bảo.

Tăng bảo: Những người rời bỏ đời sống gia đình để dành trọn cuộc đời thực hành theo giáo pháp của đức Phật, hướng đến sự giải thoát, sự giác ngộ, được gọi là chư tăng. Các vị này cùng nhau tu tập trong một tập thể gọi là Tăng-già (do tiếng Phạn là Sangha) hay Tăng đoàn. Trong sự tu tập của tự thân mình, chư tăng cũng nêu gương sáng về việc làm đúng theo lời Phật dạy và truyền dạy những điều đó cho nhiều người khác nữa.vì các Ngài là người thay mặt ba đời chư Phật, có nhiệm vụ hướng dẫn, dắt dìu quần sanh thoát khỏi nẻo Tối, đường Mê, tu hành cho đến nới dứt Khổ. Vì vậy, các ngài được tôn xưng là “ngôi báu thứ ba”, hay là Tăng bảo.

Trong chính điện thờ Phật hay còn gọi là Phật điện, Đại điện, Tam bảo điện, triết lý vô thường của Phật giáo được đặt lên hàng đầu thể hiện qua tam thân Phật là “Pháp thân”, “Báo thân” và “Ứng thân”. Cách bài trí các tượng Phật ở chính điện theo đúng ý nghĩa ấy, cho nên ở lớp trên cùng là thờ “Pháp thân Phật”, tức là thờ thường trụ Phật ở trong vũ trụ. Ở lớp thứ hai thờ “Báo thân Phật”, tức là thờ thọ dụng trí tuệ Phật ở cõi Cực Lạc.

Ở lớp thứ ba là thờ “Ứng thân Phật”, tức là thờ Phật đã hoá hiện ra xác thân ở trần thế. Lớp thứ 4 là lớp tượng “Di lặc Bồ tát” và hai vị “Phổ Hiền Bồ Tát” và “Văn thù Bồ-Tát” đứng hai bên, thường gọi là bộ tượng “Di Đà Tam tôn”Lớp thứ năm trở xuống thường có tượng đức Phật tu khổ hạnh ở chân núi Tuyết Sơn, tượng đức Phật nhập Niết bàn và đức Phật đản sanh. .Văn khấn lễ Ban Tam Bảo: 

Nam mô A Di Đà Phật ! Nam mô A Di Đà Phật ! Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm ..... Tín chủ (chúng) con là: ....................... Ngụ tại: ......................

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo. Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

 - Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

- Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Ta Bà.

- Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

- Đức Thiên thủ, Thiên nhãn,

- Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

- Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ...

Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khỏe, trên dưới thuận hòa an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Nam mô A Di Đà Phật ! Nam mô A Di Đà Phật ! Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

Sản phẩm ngẫu nhiên

Tin Tức

Xem thêm