Thế nào là mật ong kết tinh?

Mật ong kết tinh có phải là mật ong thu từ nuôi ong cho ăn đường hoặc mật ong giả hay không?
share

Rất nhiều khách hàng thấy hiện tượng mật ong bị kết tinh tinh còn gọi là lắng đường thì có quan niệm sai lầm là mật ong này thu được do nuôi ong bằng đường hoặc là mật ong bị pha đường còn mật ong nguyên chất sẽ không bao giờ bị kết tinh. Bài viết sau đây của TS. Phùng Hữu Chính nguyên giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển ong Việt Nam sẽ giải thích rõ hiện tượng kết tinh của mật ong.

Mật ong là loại thực phẩm đặc biệt nó chứa đến trên 180 chất trong đó chủ yếu là đường đơn trên 65% glucoz, fructoz, protein, các a xít amin, các loại vitamin, nhiều loại men (enzim) quý, hàng chục loại nguyên tố vi lượng và đa lượng. Vì vậy từ xa xưa người ta đã biết dùng mật ong để bồi dưỡng sức khỏe và chữa bệnh. Do mật ong có giá trị sử dụng và kinh tế cao nên một số ít người đã làm mật ong giả để kiếm lời.

Khi thấy chai mật bị kết tinh còn gọi là lắng đường nhiều người cho rằng đây là mật ong thu được do người nuôi ong cho ong ăn đường mía (sucroz) thậm chí có người còn khẳng định đây là mật ong giả. Quan điểm này là hoàn toàn sai lầm vì phần lớn mật ong tốt đều sẽ kết tinh trong quá trình bảo quản nhất là vào mùa Đông..Thế nào là mật ong kết tinh?

Mật kết tinh là hiện tượng mật ong chuyển từ dạng lỏng sang dạng hạt lổn nhổn.Đầu tiên chúng keest tinh ở dạng huyền phù sau đó chuyển sang kết tinh dạng hạt. Kết tinh có nhiều dạng như kết tinh hoàn toàn  hoặc kết tinh từng phần (kết tinh chìm xuống dưới, kết tinh nổi lên trên hoặc kết tinh cả trên cả dưới nhưng lỏng ở giữa hình 1). Kết tinh có một vài dạng như kết tinh thô hạt kết tinh to như mật cao su, mật cỏ lào (bông trắng, chó đẻ). Kết tinh hạt trung bình mật cà phê,  mật rừng Mộc Châu, và kết tinh mịn hạt nhỏ như mỡ nước: mật chân chim, bạc hà ..Tại sao mật ong lại kết tinh?

Ở nhiệt độ 200C dung dịch nước đường 70% bão hòa xuất hiện các hạt kết tinh ở đáy chai. Mật ong thực chất là dung dịch đường đặc hơn nhiều hàm lượng đường từ 75-80% cho nên nó rất dễ dàng bị kết tinh. Đặc biệt hàm lượng đường glucozơ có trong mật ong (khoảng 35-40%) nó bị tách nước và tạo thành dạng tinh thể hay còn gọi là mầm kết tinh. Làm cho mật lỏng chuyển dần sang dạng huyền phù rồi dạng hạt. Vì vậy mật ong nào có hàm lượng đường glucozơ càng cao thì càng dễ kết tinh. Ngoài ra ở những lô mật không được lọc sạch các hạt phấn hoa, hạt sáp vụn, bụi, bọt nhỏ cũng có tác dụng như là mầm kết tinh kích thích mật kết tinh nhanh.Hàm lượng nước trong mật ong: Do mật ong là dung dịch đường quá bão hòa nên mật ong có hàm lượng nước càng thấp thì càng nhanh bị kết tinh và ngược lại mật ong càng loãng thì chậm hoặc không bị kết tinh. Tuy nhiên mật ong càng loãng thì càng nhanh bị lên men và giảm chất lượng.

 

Hàm lượng đường glucozơ trong mật hoa: nhiều loại mật ong có tỷ lệ đường glucozơ/fructozơ  xấp xỷ bằng 1, khi tỷ lệ này trong mật ong càng cao thì mật càng nhanh kết tinh ngược lại tỷ lệ này càng thấp thì càng chậm thậm chí không bị kết tinh. Các cây nguồn mật khác nhau có hàm lượng đường glucozơ  trong mật hoa không giống nhau, cây nguồn mật nào có hàm lượng đường glucozơ cao thì nhanh chóng kết tinh ví dụ: mật cỏ lào, cao su, điều, cà phê, bạc hà, cỏ cúc, cúc quỳ...

 

Thùng, chai, lọ chứa mật: các chai lọ, can đã đựng mật kết tinh trước đây do rửa không sạch vẫn còn một số mầm kết tinh. Nên khi chứa mật sẽ làm mật kết tinh thậm chí kể cả các loại mật vốn không bị kết tinh.

Ở các nước phát triển người ta thường sản xuất mật kết tinh dưới dạng kem (mịn như mỡ, dẻo) để ăn với bánh mỳ bằng cách trộn các hạt mật kết tinh nhỏ (được làm khô ở nhiệt độ thấp) với mật lỏng rồi cho vào thùng có hệ thống quay chậm. 2-3 ngày sau mật sẽ kết tinh ở dạng dẻo và mịn. Mật được tiêu thụ ở dạng kết tinh này nhiều hơn là ở dạng lỏng.

Như vậy có thể thấy kết tinh là hiện tượng tự nhiên của mật ong thậm chí là các loại mật ong tốt hơn như:, mật có hàm lượng đường glucozơ cao, mật đặc hơn mới kết tinh.Mật nào không kết tinh

Những loại mật ong không kết tinh hoặc châm kết tinh là do hàm lượng đường fructozơ có trong mật cao. Những loại mật ong này thường có độ ngọt sắc hơn vì độ ngọt của đường fructozo là cao nhất (độ ngọt của saccarozơ bằng 1, của glucozơ là 0,6 còn của fructozơ là 1,5). Ví dụ như mật nhãn, vải, tràm….và một số loại mật khác khi có hàm lượng nước cao cũng không  thấy kết tinh.Hạn chế của mật kết tinh

Tuy mật kết tinh là mật tự nhiên, nguyên chất và có chất lượng tốt nhưng ở Việt Nam mật thường được đóng gói trong các loại chai có miệng nhỏ nên khi kết tinh rất khó lấy mật ra để sử dụng. Mặt khác khi mật ở dạng kết tinh cho hương vị kém hơn là mật ấy khi ở dạng lỏng. Một số loại mật khi kết tinh chìm xuống làm phần bên trên loãng ra cho nên phần trên bị lên men làm giảm bớt hương vị và giảm chất lượng mật.

 

Phòng và xử lý mật kết tinh:

Để làm mật kết tinh chuyển sang dạng lỏng chỉ cần ngâm chai mật vào nước nóng 45-500C các tinh thể đường tan chảy và mật ong sẽ lỏng ra, tuy nhiên không được đun mật hoặc cho vào nước quá nóng một số men quý trong mật và vitamin sẽ bị phá hủy làm giảm giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh của mật ong. Cách tốt nhất là chuyển mật đã kết tinh sang chai miệng rộng, khi sử dụng thì dùng thìa xúc mật ra một cách dễ dàng, sẽ giữ nguyên được các đặc tính quý của mật ong.

Mật ong có thể bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh <100C cũng sẽ không bị kết tinh và các đặc tính tốt được giữ nguyên trong quá trình bảo quản.

Cho ong ăn đường có làm cho mật kết tinh hay không?

Khi cho ong ăn là đường mía (saccarozơ) men tiêu hóa của ong sẽ chuyển hóa thành đường glucozơ và frutozơ với tỷ lệ bằng nhau. Vì thế việc cho ăn này không ảnh hưởng tới việc kết tinh của mật ong mà nó phụ thuộc vào nguồn hoa chính mà ong thu hoạch là loài hoa gì, có tỷ lệ đường glucozơ cao hay không?

Tuy nhiên để nuôi ong có hiệu quả kinh tế người nuôi ong chỉ cho ong ăn đường vào thời vụ khó khăn khi trong tự nhiên thiếu hoặc ít có cây nguồn mật nở hoa, nếu không cho ăn thì đàn ong không tồn tại được. Còn vào vụ mật cho ong ăn sẽ khiến ong lười biếng kiếm mật kém, mặt khác mật ong có cho ăn thêm đường sẽ có hàm lượng đường saccarozơ cao không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Có đến 85% mật ong của Việt Nam dành cho xuất khẩu cho thị trường Mỹ và EU, nên mật ong được các nước kiểm tra rất chặt chẽ. Bằng việc kiểm tra đường saccarozơ và đồng vị các bon C13 người ta dễ dàng phát hiện được mật ong có cho ăn đường hay không? Nếu có cho ăn đường dù ít cũng bị phát hiện và được xem là mật giả và phải trả về. Vì thế người nuôi ong không cho ăn đường vào vụ mật thậm chí phải dừng trước đó ít nhất là 1 tháng.Mật nào không kết tinh

Những loại mật ong không kết tinh hoặc châm kết tinh là do hàm lượng đường fructozơ có trong mật cao. Những loại mật ong này thường có độ ngọt sắc hơn vì độ ngọt của đường fructozo là cao nhất (độ ngọt của saccarozơ bằng 1, của glucozơ là 0,6 còn của fructozơ là 1,5). Ví dụ như mật nhãn, vải, tràm….và một số loại mật khác khi có hàm lượng nước cao cũng không  thấy kết tinh.

Sản phẩm ngẫu nhiên

Tin Tức

Xem thêm