Truyện viết sơ.cầu gì được nấy

Sớ cầu đều được chia làm các mẫu: cầu tài lộc, công danh, cầu bình an, cầu học hành khoa cử… Nhưng có nhiều người còn mua thêm tờ trạng để cầu theo tâm nguyện với những lời ước có một không hai gửi tới thánh thần
share

Những lời ước độc dị ở phố ông đồ… chuyên viết sớ

Hà Nội vốn nổi tiếng với phố ông đồ ở bên ngoài Văn Miếu – Quốc Tử Giám với tục lệ viết chữ, cho chữ, bán chữ. Nhưng không chỉ riêng nơi đó mới có phố ông đồ, còn một địa điểm khác mà người ta cũng bán cái chữ, cũng áo the khăn xếp, duy chỉ không có bút lông, mực tàu giấy đỏ, đó chính là những ông đồ viết sớ chữ Nôm ở cửa vào Phủ Tây Hồ.

Những ông đồ này đặc biệt không dùng bút lông, mà chỉ dùng bút bi, có ông lịch sự hơn thì dùng một bút mực nước có nét thanh nét đậm. Hỏi vui một cụ đồ đang cặm cụi múa bút như bay trên tờ giấy sớ in chằng chịt những chữ không biết là Nôm hay Hán, vì sao không dùng bút lông hay bút mực, cụ cáu kỉnh đáp lại: “Bút bi nó xấu tí nhưng mới nhanh được, anh làm như cả ngày tôi chỉ ăn với viết sớ cho anh đấy, còn bao nhiêu người kia kìa.”Thường thường, sớ cầu được chia làm các mẫu: cầu tài lộc, cầu công danh, cầu bình an, cầu học hành khoa cử, cầu tình duyên… và mỗi một sớ như vậy các cụ lấy giá rất dao động, viết nhiều có khi cụ chỉ lấy 20.000 đồng/sớ, nhưng viết ít, lại gà mờ, có sớ cụ chém tới 50.000 – 70.000 đồng/sớ. Và với những mẫu in sẵn này, công việc duy nhất của các cụ là viết tên thí chủ, phụ mẫu, tuổi, địa chỉ vào phần để trống bằng chữ Nôm.Tuy nhiên với những người không thích mẫu dựng sẵn như vậy, những cụ đồ ở đây cũng sẵn sàng chuẩn bị sẵn một tờ trạng lớn hơn, đẹp hơn, để cho thí chủ tự do bộc bạch những sở nguyện tâm cầu vào tờ trạng đó.Trao đổi với ông đồ sớ Việt Toàn (khoảng ngoài 50 tuổi), ông cho biết: “Chúng tôi làm ở đây không thích những người viết sớ dựng sẵn đâu, giá có khách viết sớ trạng thì tốt hơn, mình viết nhiều một chút, người ta cũng được giãi bày nhiều hơn, thỉnh cầu được nhiều hơn, mà cũng vì thế nên phải trả tiền cao hơn cho người viết sớ”.

Khi hỏi về thường những khách hàng đến đây sẽ viết những lời khấn cầu gì trong tờ trạng, cụ Cầu (ngoài 60 tuổi) cho biết: “Ôi mỗi người một tâm cầu sở nguyện, nhưng buồn cười nhất là hôm mùng 3 Tết, có bà xồn xồn khoảng ngoài 50 tuổi, ai lại đi viết vào sớ trạng cầu thánh xin thần đi lôi trái tim của ông chồng về, không cho cặp kè với tình nhân nữa. Mà bà này cũng giỏi, điều tra được cụ thể cả tên, tuổi, địa chỉ của tình địch, nghe đâu cô gái kia mới ngoài 30.”

Phóng viên đặt câu hỏi với các cụ viết sớ ở cửa phủ Tây Hồ về việc có ai đến viết sớ trạng xin kinh doanh buôn bán bất động sản được thuận lợi không thì các cụ đều nhất loạt cho rằng, lĩnh vực bất động sản là cái được nhiều người đến cầu nhất.Ông Văn Tâm (ngoài 50 tuổi) kể lại: “Có ngày tôi phải viết đến gần chục cái lá sớ trạng, toàn là cầu cho năm nay bán được cái biệt thự này, bán được cái chung cư nọ, thậm chí có ông còn xin bán được nhà để lấy tiền trả nợ lô đề bóng đá. Ông Thành bên kia còn có ông khách đến thuê viết, xin trời phật giúp cho được giải ngân dự án gì gì đó mà ông này đang làm chủ thi công. Ôi họ cứ làm như thánh thần là ngân hàng của họ không bằng”.Ông đồ sớ chỉ là… đồ rởm

Tuy các ông đồ hoạt động tấp nập ngoài các cửa đền, cửa chùa nhưng nhiều người nặng tín, đi lễ là phải có thầy riêng viết sớ theo cách riêng của thầy, thì mới có thể nhanh chóng đến được với tai thánh thần.

Theo chân một người thân, phóng viên được tận mục sở thị điện thờ của thầy N.V.H (Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội). Thầy H. đã gần 70 nhưng vẫn muốn được gọi là cậu H., vì thầy có căn nên gọi thế thầy mới thấy thoải mái, làm phép mới mầu nhiệm.

Khi ngỏ ý muốn được thầy H. viết cho lá sớ để đem đi lễ đền ông Hoàng Bảy (xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, Lào Cai), thầy H. vui vẻ nhận lời: “Cậu bảo cho mà biết, đi lễ mẫu, lễ thánh cứ phải vào cậu viết sớ, cứ phải sớ của cậu thì ngài mới đến tay đến mắt các ngài nhanh được. Đừng có mà tin dăm ba cái loại ngồi cửa phủ cửa đền viết sớ Nôm, toàn là đồ rởm, đồ bịp cả đấy, làm gì có ai biết chữ gì mà đòi viết được sớ”.

Rồi cậu H. kể về tiểu sử của cậu: “Ngày xưa ấy cậu đến chữ quốc ngữ còn bập bẹ, rồi đến khi cô thương cô bắt, tự nhiên từ thằng làm thuê mà cậu một bước lên thầy, chữ Nôm chữ Hán thầy cứ học đến đâu là nhớ đến đấy, rồi xem bói, cứ đến đầu ngõ là thầy đã biết mày muốn gì rồi”Viết xong tờ sớ bằng giấy gió, rộng bằng tờ giấy A3, thầy H. để cho ráo mực, gấp gọn gàng, cẩn thận rồi cười tủm tỉm xin của tín chủ 500.000 đồng.

Mang câu chuyện của thày H. đến kể với các bậc tiền bối viết sớ ở cửa phủ Tây Hồ, cụ Đức (ngoài 70 tuổi), râu dài tóc bạc nghe đến thế mặt đỏ phừng phừng, quát tháo liên hồi: “Nó nói thế không khác gì bảo ngày xưa lúc chưa có chữ quốc ngữ, cả cái nước này có căn hết hả

Sản phẩm ngẫu nhiên

Tin Tức

Xem thêm